Sự khác biệt giữa say bia và say rượu

0
4175
Sự khác biệt giữa say bia và say rượu

Trong bài viết này, alydarpharma.com sẽ chia sẻ cho các bạn về SAY BIA và SAY RƯỢU khác nhau như thế nào? Tại sao người ta lại nói người béo dễ say hơn người gầy? Nên uống bao nhiêu trong một ngày để giữ gìn sức khỏe?

Sự khác biệt giữa say bia và say rượu về cơ bản là:

Say bia = ngộ độc ethanol + hạ natri máu giả trong khi say rượu = ngộ độc ethanol + tăng áp lực thẩm thấu (nhiễm toan ceton). Đó là lý do vì sao khi uống nhiều rượu thì sẽ khát nhiều, giống như khát trong đái tháo đường.

Contents

1. Nên uống bao nhiêu rượu trong một ngày?

Một đơn vị đồ uống chuẩn = 1 lon bia (5%/330 ml) = 1 ly rượu vang (12%/140 ml) = 1 cốc rượu mạnh (40%/40 ml) = 13 g alcohol. Tốc độ đào thải alcohol khỏi máu ~ 15 mg/100 ml máu/giờ ~ 750 mg/giờ ~ 18g/ngày.

WHO khuyến cáo một người không nên uống quá 2 đơn vị đồ uống chuẩn/ngày tương đương không qua 26g alcohol/ngày. Lượng cồn đó đủ để cơ thể có khả năng thải hết một ngày.

2. Uống rượu khi no hay uống rượu khi đói

Khoảng 20% rượu được hấp thu trong dạ dày và 80% được hấp thu ở ruột non nên để giảm nồng độ đỉnh của rượu trong máu thì cần làm cho dạ dày đầy trước khi uống để làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày.

Nếu trên bàn có thức ăn thì nên đổ bê tông theo thứ tự ưu tiên là carbohydrate, chất béo và protein. Dù ba loại thức ăn đều giảm tốc độ làm rỗng dạ dày như nhau nhưng được ưu tiên theo thứ tự trên là vì carbohydrate sẽ cung cấp đường cho giai đoạn sau và làm đầy dạ dày bằng carbohydrate thì dễ hơn bằng protein. Carbohydrate thì dạng rắn (ví dụ cơm) làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày tốt hơn carbohydrate dạng lỏng (ví dụ như cháo) dẫn tới nên ăn đồ đặc hơn là đồ lỏng.

3. Có nên pha nước/uống nước khi đang uống rượu?

Đồ uống có nồng độ cồn <10 độ hấp thu chậm hơn đồ uống 10-30 độ nhưng đồ uống >40 độ lại hấp thu chậm nhất. Do đó uống rượu nặng (>40 độ) sẽ say muộn nhất, đồ uống 10-30 độ say nhanh nhất và đồ uống dưới 10 độ sẽ có thời gian say trung bình.

Do đó nếu định uống nước nhằm hòa loãng độ cồn thì hãy đảm bảo là tính toán đủ lượng nước cần uống để giảm độ cồn từ >40 xuống dưới 10 độ. Trong giai đoạn sau khi có tình trạng tăng áp lực thẩm thấu, mất nước thì việc bù nước rất quan trọng.

4. Có nên uống đồ uống có ga để pha loãng rượu?

Các đồ uống có ga làm tăng hấp thụ alcohol nên khi uống rượu không nên uống cùng coca cola hay soda.

5. Uống từng hụm nhỏ hay uống hụm lớn?

Rượu khuếch tán thụ động nên nếu uống rượu càng nhiều thì nồng độ cồn trong máu càng lớn, tốc độ hấp thu càng cao và càng dễ say. Do đó nên uống chậm nhất có thể và hạn chế tối đa liều bolus.

6. Người béo hay gầy dễ say hơn?

Do rượu không tan tốt trong mỡ nên những người béo (nhiều mỡ) thì nồng độ rượu ở mô thấp dẫn đến nồng độ rượu ở máu cao. Do vậy người béo dễ say hơn người gầy và nữ dễ say hơn nam.

7. Uống rượu say có nên hát karaoke?

Thực ra lượng cồn đào thải qua cả da, hơi thở, nước tiểu … chỉ khoảng 5%. Không có bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của karaoke lên nồng độ rượu trong máu nhưng hoạt động này có thể có ích ở vài điểm đó là hát hò thường uống nước nên giảm tình trạng tăng áp lực thẩm thấu và tăng thông khí sẽ gây kiềm hô hấp và bù lại tình trạng toan máu.

Bs: Vũ Quốc Đạt

Xem thêm: NGÀY TẾT KỂ CHUYỆN RƯỢU