Cập nhật phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

0
1449
Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bao gồm việc sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm dạng xịt và kháng sinh. Bên cạnh đó cần theo dõi triệu chứng chặt chẽ và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát.

Thuật ngữ viêm mũi dị ứng đề cập đến tình trạng cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, khiến hệ miễn dịch giải phóng thành phần trung gian histamine, serotonin và phát sinh phản ứng dị ứng ở mũi.

Contents

1. Triệu chứng lâm sàng

Cơ năng: Nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho khan, rối loạn giấc ngủ, chảy nước mắt, phù nề mí, ngáy khi ngủ, mất vị giác, ngứa mũi, khạc đờm kéo dài, đau họng,…

Thực thể: Soi mũi thấy niêm mạc nhạt màu, có xuất tiết nhầy trong.

2. Thể lâm sàng

Có 2 thể viêm mũi dị ứng:

  • Viêm mũi dị ứng quanh năm
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa

3. Biểu hiện cận lâm sàng

Thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng nhận thấy:

  • Không có bất thường trong cấu trúc mũi
  • Dịch mũi chứa các tế bào ái toan
  • IgE trong máu tăng, ngoài ra không có bất cứ biểu hiện nào khác thường

4. Điều trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mạn tính không thể chữa trị dứt điểm. Mục đích điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng, kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Viêm mũi dị ứng chủ yếu được điều trị bằng các phương pháp nội khoa
Viêm mũi dị ứng chủ yếu được điều trị bằng các phương pháp nội khoa

Viêm mũi dị ứng chủ yếu được điều trị nội khoa, bao gồm việc sử dụng thuốc chống dị ứng, chống viêm dạng xịt và kháng sinh.

Thuốc chống dị ứng

Thuốc chống dị ứng là lựa chọn ưu tiên trong điều trị viêm mũi dị ứng. Triệu chứng của bệnh thực chất là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

Thuốc chống dị ứng (kháng histamine) được sử dụng nhằm ức chế thành phần trung gian nhằm giảm các triệu chứng do phản ứng dị ứng gây ra.

Thuốc chống dị ứng được dùng trong viêm mũi dị ứng gồm Cetirizin 10mg, Loratadine, Fexofenadine, Clorpheniramin 4mg. Dùng 60mg/ 2 lần/ ngày.

Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm dạng xịt được dùng cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng để làm giảm hiện tượng viêm ở niêm mạc mũi. Các dạng thuốc xịt có chứa corticosteroid, gồm có Rhinocort, Flixonase và Pivalon.

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh được dùng trong viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Các loại kháng sinh được dùng phổ biến, bao gồm:

  • Amoxicillin: Dùng 1g/ 2 lần/ ngày
  • Cefadroxil: Dùng 1g/ 2 lần/ ngày
  • Cefuroxim: Dùng 250mg – 500mg/ lần/ ngày

5. Chăm sóc và theo dõi

Chăm sóc bệnh viêm mũi dị ứng là biện pháp hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó cần theo dõi biến chứng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát.

Cần theo dõi triệu chứng và chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng viêm mũi dị ứng tái phát
Cần theo dõi triệu chứng và chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng viêm mũi dị ứng tái phát
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, phấn hoa, lông chó mèo, thực phẩm,…
  • Vệ sinh định kỳ gối, chăn,…
  • Giữ không gian sống thông thoáng, sạch sẽ.
  • Không hút thuốc lá.
  • Dùng khẩu trang khi đến những nơi công cộng.
  • Giữ ấm cơ thể trong thời điểm giao mùa.
  • Dùng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí vào thời tiết khô hanh.
  • Hạn chế đồ uống có cồn, lạnh trong thời tiết lạnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mời bạn tham khảo bài viết:

Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

Bật mí 4 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng một cách tự nhiên, ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý