Tiềm năng ngăn chặn ung thư xương của Axit alpha linolenic (ALA)

0
528
Ung-thu-xuong-1
Ung-thu-xuong-1

Axit alpha linolenic (ALA) là một axit béo không bão hòa đã được chứng minh có nhiều tác dụng có lợi trên tim, mạch máu và mắt… Không chỉ có vậy, các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, sử dụng axit alpha linolenic có thể có lợi trong bệnh ung thư xương.

Contents

Bệnh lý ung thư xương

Giống với bệnh lý ung thư nói chung hình thành do các tế bào tăng sinh không thể kiểm soát, ung thư xương là bệnh lý do tế bào xương phát triển với tốc độ nhanh chóng bất thường, vượt ngoài sự kiểm soát, điều tiết của cơ thể.

Tuy ung thư xương chỉ chiếm khoảng 1% các loại ung thư, nhưng độ tuổi mắc ung thư xương khá trẻ, tỷ lệ mắc cao nhất trùng với độ tuổi phát triển của thanh thiếu niên từ 13-16 tuổi, gây nhiều hệ lụy, hậu quả nặng nề cho gia đình, xã hội.

Ung-thu-xuong-2
Ung-thu-xuong-2

Ung thư xương có hai loại:
– Ung thư xương nguyên phát (chỉ chiếm ~ 0,2%) là ung thư bắt đầu xuất hiện từ trong xương gồm nhiều nhóm: Sarcoma xương, sarcoma sợi xương, sarcoma sụn, u tế bào khổng lồ…Trong đó, Sarcoma xương, phát triển từ các tế bào trung mô, là loại u ác tính xương phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong cao. Hầu hết bệnh nhân mắc sarcoma xương là trẻ em, thanh thiếu niên và những người >55 tuổi
– Ung thư xương thứ phát hay còn gọi là ung thư di căn xương, bệnh nhân bị bệnh lý ung thư tại các cơ quan khác như ung thu vú, ung thư phổi…, bệnh diễn tiến nặng dẫn đến di căn các tế bào ác tính đến xương

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Bổ phổi Lung Support: công dụng, liều dùng, giá bán

Axit alpha linolenic (ALA)

Axit alpha linolenic (ALA, 18:3n-3) là một axit carboxylic bao gồm 18 nguyên tử carbon và ba liên kết đôi cis. Đây là một axit béo thiết yếu đối mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được mà có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Các thực phẩm giàu ALA có thể kể đến như: hạt óc chó, hạt lanh, hạt hướng dương, đậu nành…

Thuc-pham-giau-axit-alpha-linolenic
Thuc-pham-giau-axit-alpha-linolenic

Nhiều nghiên cứu về Axit alpha linolenic đã chứng minh ALA là tiền chất của EPA, DHA và mang lại cho cơ thể lợi ích tương tự như hai axit béo omega-3 này.

ALA đã được ghi nhận nhiều hoạt tính sinh học khác nhau, tiêu biểu như tác dụng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, điều hòa chỉ số huyết áp, chống loãng xương, bảo vệ mắt, thần kinh, chống oxy hóa…

Tuy có một số ghi nhận không đầy đủ về độc tính của ALA nhưng không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.

Axit alpha linolenic ngăn chặn sự tăng sinh xâm lấn trong các tế bào ung thư xương

Axit alpha linolenic có tác dụng tốt trong điều trị khối u, hàm lượng ALA ở bệnh nhân ung thư thấp hơn nhiều so với người bình thường. Việc bổ sung ALA ở bệnh nhân ung thư có tác dụng nhất định đối với việc phục hồi và điều trị. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng Axit alpha linolenic có thể kích hoạt con đường AKT-MAPK, do đó ức chế sự phát triển của tế bào khối u.

Trên nhiều loại ung thư, tổng hợp axit béo (FASN) mức cao được ghi nhận và đây đã được công nhận là một trong những mục tiêu quan trọng trong điều trị di căn ung thư.

FASN thể hiện ở mức cao trong các loại khối u ở người, tuy nhiên, trong các mô bình thường (trừ mô gan và mô mỡ), FASN được biểu hiện ở mức thấp. Tương tự, sự biểu hiện của FASN trong các nguyên bào xương bình thường thấp hơn nhiều so với trong các tế bào ung thư xương.

Kết nối phân tử bằng phương pháp mô phỏng máy tính đã chứng minh rằng axit alpha linolenic tác động lên Beta-Ketoacyl Synthase (KS) của FASN gây giảm hoạt động của FASN

Axit alpha linolenic ức chế khả năng tồn tại và gây ra quá trình chết theo chương trình của tế bào sarcoma xương MG63, 143B, U2OS.

Ngoài ra, Axit alpha linolenic còn hạn chế sự di chuyển của tế bào ung thư xương trong ống nghiệm

Tóm lại, dựa trên các kết quả nghiên cứu hiện tại, axit alpha linolenic có thể ức chế sự tăng sinh và di căn của u xương thông qua ức chế tổng hợp axit béo (FASN). Điều này có tiềm năng lớn có thể tạo ra bước đột phá trong nghiên cứu điều trị sarcoma xương.

Tài liệu tham khảo

  1. Dược sĩ Lưu Anh, trung tam thuoc.com (Ngày đăng: Ngày 17 tháng 11 năm 2021) Α-LINOLENIC ACID (ALA).
  2. J Sybil Biermann (Ngày đăng: Ngày 01 tháng 06 năm 2013). Bone cancer, Pubmed. 
  3. Huijin Fan, Wenyuan Huang, Yong Guo, Xiaofeng Ma, Jianhong Yang (Ngày đăng: Ngày 24 tháng 04 năm 2022). α-Linolenic Acid Suppresses Proliferation and Invasion in Osteosarcoma Cells via Inhibiting Fatty Acid Synthase, Pubmed.
  4. Kyu-Bong Kim, Yoon A Nam, Hyung Sik Kim, A Wallace Hayes, Byung-Mu Lee (Ngày đăng: Ngày 24 tháng 04 năm 2022). α-Linolenic acid: nutraceutical, pharmacological and toxicological evaluation, Pubmed.