Chủ nghĩa can thiệp giá các sản phẩm dược và tác hại của nó

0
1187
Chủ nghĩa can thiệp giá và tác hại của nó
Chủ nghĩa can thiệp giá và tác hại của nó

Xuyên suốt lịch sử cận đại, hầu hết chính phủ các quốc gia đều cố gắng làm gì đó để tìm cách kiểm soát giá cả và dịch vụ. Những nỗ lực này ban đầu tưởng tốt nhưng lại mang đến hậu quả không lâu sau đó: sản phẩm thiếu hụt cung ứng hoặc được cung ứng quá mức cần thiết.

Lịch sử luôn có xu hướng lặp lại, chính phủ bằng cách này hay cách khác đều muốn can thiệp tìm cách kiểm soát giá bằng những phương pháp tốt hơn theo cách họ nghĩ . Họ mau quên lịch sử luôn dạy họ rằng, chủ nghĩa kiểm soát giá cả thường dẫn đến kết cục làm tổn thương thị trường và khách hàng cần sản phẩm.

Một số biện pháp can thiệp thường thấy như việc cố gắng kiểm soát giá cả các mặt hàng, tiền lương hoặc lãi suất -những thứ thị trường không bị can thiệp.  Đối với ngành Dược, thuốc kê toa (ETC) là đối tượng được Chính phủ ưu ái quan tâm kiểm soát giá nhiều nhất vì nó ảnh hưởng đến ngân sách của hệ thống chăm sóc sức khoẻ một quốc gia.

Can thiệp bằng Luật hay Quy luật Kinh tế thị trường

Mục đích Chính phủ can thiệp kiểm soát cấu trúc giá sẽ đi theo hai hướng: 

  • Đặc quyền cho bên bán sản phẩm (giá tối thiểu)-> giúp bên bán bán được sản phẩm hơn mức anh ta chào bán (Ví dụ:mặt hàng kinh doanh độc quyền như xăng, điện,….)
  • Đặc quyền cho bên mua sản phẩm (giá tối đa)-> giúp bên mua mua được sản phẩm giá thấp hơn mức anh ta muốn mua ( Thuốc-Do đặc thù chính sách chi trả bảo hiểm toàn dân- Chính phủ phải tiết kiệm hầu bao chi trả thuốc men -đặc biệt thuốc kê toa).

Đối với Hoa Kỳ, chính phủ đưa ra một số chính sách khác nhau để kiểm soát giá như đưa ra một số quy định như: 

  • Đưa ra tiêu chí  % ngân sách chi cho R&D thuốc mới là bao nhiêu (Vì các công ty Dược không đưa ra được chi phí này)
  • Ngân sách đầu người người bệnh được chi trả là bao nhiêu.
  • Xử phạt những công ty Dược đưa giá thuốc bán bất hợp lý
  • Cho phép nhậu khẩu thuốc từ Quốc gia khác để cạnh tranh giá (Hiện hạn chế do FDA quan ngại việc nhập thuốc bên ngoài vào thiếu sự kiểm soát sẽ là kẽ hở cho thuốc giả hoặc kém chất lượng tuồn vào).
  • Yêu cầu Cơ quan CSSK  Quốc gia tiến hành đàm phán thương thảo giá, đấu thầu với những thuốc trong danh mục chi trả bảo hiểm.
  • Khuyến khích người dân sử dụng thuốc Generic (Thị trường thuốc Generic hiện nay chiếm 90% tại Hoa Kỳ)
  • Đẩy nhanh quy trình phê duyệt thuốc generic để tăng tính cạnh tranh cho các thuốc hết hạn bảo hộ bản quyền.

Các chính sách này lần lượt được thực hiện và thể hiện ngay được hiệu quả của nó ngắn hạn, giảm được ngân sách chi tiêu chính phủ cho Y tế quốc gia,  tuy nhiên chỉ trong ngắn hạn. Những vấn đề nảy sinh sau đó mới đáng để chú ý: Ví dụ như việc nhập thuốc từ Canada, xứ này cho phép nhập khẩu thuốc từ các quốc gia khác, rồi lại tuồn vào Hoa Kỳ, với mức giá rẻ hơn nhiều tuy nhiên, chất lượng không ai kiểm chứng. 
 Tại Nghị viên Hoa Kỳ đã xảy ra rất nhiều tranh cãi khi nói về khái niệm “free trade” tự do thương mại, cho phép nhập khẩu thuốc với giá tốt hơn từ quốc gia khác nhưng họ quên rằng ở những quốc gia khác, Chính phủ xứ họ cũng đang hì hục tìm cách kiểm soát giá thuốc, chưa kể thuốc kém chất lượng hay thuốc giả đang hăm he tìm đường đổ vào. Do thuốc là sản phẩm đặc biệt liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người nên FDA rất thận trọng trong việc phê duyệt cho nhập các loại thuốc khác vào thị trường Hoa Kỳ.

Trên thực tế, ngành khoa học kinh tế chính trị đã phát triển vượt xa ra ngoài tranh luận tham gia điều tiết của chính phủ đối với giá cả. Theo triết gia Scot trong thế kỉ XVIII, thị trường được dẫn dắt bởi một số quy luật nhất định, đối với các nhà kinh tế học,  xã hội loài người là kết quả của sự hợp tác xã hội giữa người và người, sâu bên trong nó là những quy luật nhà nước không thể can thiệp được. Với sự vận động của thị trường sẽ quyết định giá thông qua từng chùm dữ liệu tác động lên nhau. Bất cứ sự can thiệp nào thay đổi ” giá tự nhiên” sẽ khiến nó tự động quay về vị trí cũ.

Việc can thiệp vào mức giá vì cộng đồng chung sẽ làm thay đổi cấu trúc dữ liệu khiến cho  hợp tác xã hội này bị xáo trộn. Bất cứ ai muốn loại bỏ logic này tức họ tự chối bỏ khả năng phân tích của kinh tế học.

Như vậy có hai lựa chọn: hoặc theo luật pháp hoặc để theo quy luật kinh tế thị trường. Giá cả được cài đặt theo quyết định của chính phủ hoặc quyết định bởi quy luật thị trường (cung/cầu/ điểm cân bằng).

Tác hại của việc can thiệp giá: 

Khi đi theo lựa chọn dùng luật pháp để can thiệp giá, tất cả cấu trúc vận hành của thị trường sẽ bị đảo lộn và làm nền kinh tế thị trường không hoạt động được (luật cung/cầu).

Nếu chính phủ duy trì mức giá niêm yết (giá tối đa theo chính phủ) người mua sẽ không tìm ra được người bán dù họ có tiền để mua hoặc chấp nhận mua giá cao hơn. Giao dịch không thể diễn ra. Lúc này lại xảy ra chuyện người có người có đặc quyền mới đươc ưu tiên mua được sản phẩm.

Thị trường không chỉ có chức năng phân phối bán hàng đang có sẵn mà nó còn có chức năng định hướng sản xuất. Việc này dẫn đến thiếu hụt khả năng cung ứng cho những sản phẩm bị định giá thấp cố định do không còn đem lại lợi nhuận cao cho nhà sản xuất, dẫn đến ngưng trệ sản xuất hoàn toàn. Để rồi sau đó là màn nhà sản xuất đồng loạt tăng giá sẽ xảy ra do nhu cầu lớn xuất hiện. Chuyện này hiện đang diễn ra tại Hoa Kỳ khi hàng loạt các doanh nghiệp Dược đua nhau tăng gía sản phẩm của mình và bị tố cấu kết cùng nhau tăng giá sản phẩm.

Như vậy, giá thuốc chỉ giảm khi có cạnh tranh lành mạnh và dưới áp lực thị trường, chứ không phải thông qua áp lực của chính phủ điều tiết giá.

Năm 2014, Gilead ra mắt sản phẩm thuốc điều trị viêm gan C Solvadi với trong 12 tuần với mức giá 84,000 cắt cổ gây tranh cãi, một năm sau đó Abbvie ra mắt Viekira Pak vơi mức giá thấp hơn Solvadi 35% với khả năng điều trị thành công 97-100%. Một bài báo nghiên cứu sau đó một năm cho thấy tỉ lệ BN dùng thuốc điều trị viêm gan tuột hẵn 40%. 

Kiểm soát giá ảnh hưởng Big Pharma lẫn các công ty Generic theo nhiều cách khác nhau. Thay vì can thiệp kiểm soát giá, chính phủ hãy để các công ty tự do cạnh tranh, họ sẽ tự giảm giá và đưa được mức giá cạnh tranh tối ưu nhất cho bệnh nhân tự do lựa chọn và đảm bảo cung ứng cho bệnh nhân.