Tư vấn dùng thuốc: Viêm tuyến nước bọt

0
2605
Tư vấn dùng thuốc: Viêm tuyến nước bọt

Hỏi: Tôi năm nay 45 tuổi, hiện tại tôi đang bị bệnh viêm tuyến nước bọt. Vậy xin được hỏi bác sĩ đã cho tôi dùng thuốc có tên ngoài vỏ hộp là Erythromycine để điều trị nhưng khi dùng thuốc này tôi lại bị đau dạ dày. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Bùi Hoàng Nguyên (Lâm Đồng)

BS trả lời: Viêm tuyến nước bọt là hiện tượng xảy ra khi những con siêu vi (vi khuẩn hoặc virus) chúng làm nên những nhiễm trùng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt hoặc ống dẫn thanh quản. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và tư vấn dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh sau khi thăm khám.

Mỗi người chúng ta đều có 3 đôi tuyến nước bọt lớn là ở ba vị trí sau: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra còn có tuyến nước bọt phụ nằm dải rác ở niêm mạc miệng, các tuyến nước bọt phụ tập trung nhiều ở môi dưới, hai bên lưỡi và dưới lưỡi.

Mỗi chúng ta có 3 đôi tuyến nước bọt lớn là ở ba vị trí khác nhau
Mỗi chúng ta có 3 đôi tuyến nước bọt lớn là ở ba vị trí khác nhau

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh khá phổ biến và được phân làm hai loại là viêm tuyến nước bọt cấp và mạn. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt mà người ta sử dụng các loại thuốc khác nhau. Erythromycin là một kháng sinh sử dụng để điều trị viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Đây là kháng sinh thuộc họ macrolide và hoạt động bằng cách giảm sinh tổng hợp protein của vi khuẩn.

Erythromycin lần đầu tiên được phân lập vào năm 1952 từ chủng vi khuẩn Saccharopolyspora erythraea.  Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế. Erythromycin có sẵn dưới dạng thuốc gốc và hơn nữa giá cả vừa phải phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.

Nếu bạn dùng thuốc đó mà cảm thấy có biểu hiện bạn nghĩ là bệnh dạ dày thì có thể là một biểu hiện dị ứng thuốc thể hiện ở đường tiêu hóa. Bạn nên dừng thuốc và gặp lại bác sĩ điều trị. Vì ngoài để điều trị viêm tuyến nước bọt, Erythromycine còn sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng trong các bệnh sau đây: nhiễm trùng đường hô hấp (trên và dưới), thuốc chống độc trong nhiễm trùng do Corynebacterium diphtheriae, điều trị các bệnh nhiễm trùng do Corynebacterium minutissimum, viêm dạ dày, viêm đường ruột do Entamoeba histolytica, bệnh viêm vùng chậu cấp tính do Neisseria gonorrhoeae, nhiễm trùng da và mô mềm do Streptococcus pyogenes. Nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục do Chlamydia trachomatisUreaplasma urealyticum.

Erythromycin cũng có thể sử dụng trong khi mang thai, cho con bú. 

Chống chỉ định sử dụng Erythromycine khi dị ứng với erythromycin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc có thể gặp: đau quặn bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn có thể viêm đại tràng, tổn thương gan, hội chứng QT dài và các phản ứng dị ứng.  

Cần thông báo với bác sĩ trước khi kê đơn nếu bạn có nhịp tim không đều, đang uống colchicine, bị bệnh gan. Erythromycin có thể gây đột tử nếu dùng chung với các loại thuốc khác bị gan phân hủy. Uống erythromycin trong một thời gian dài có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.

Không nên dùng Erythromycin nếu bạn đang dùng các loại thuốc: Mevacor (lovastatin), Zocor (simvastatin), Orap (pimozide).

Erythromycin và rượu: có thể dẫn đến việc hấp thụ kháng sinh chậm.

Liều dùng Erythromycin: 250 mg – 500 mg, cứ sau 6 – 12 giờ.

Sử dụng thuốc Erythromycin trong điều trị viêm tuyến nước bọt
Sử dụng thuốc Erythromycin trong điều trị viêm tuyến nước bọt

Người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc.

Ngoài việc sử dụng Erythromycin để điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt còn cần phối hợp với một số loại thuốc khác như:

– Thuốc kích thích nước bọt Pilocarpin 1%: Cho uống 6 – 10 giọt trước bữa ăn, ngày uống 2 lần, mỗi đợt dùng 5 – 7 ngày. Ngậm chanh thái lát hàng ngày.

– Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, chống phù nề do viêm nhiễm.

– Kết hợp với lý liệu pháp bằng cách xoa nhẹ trên tuyến với dầu long não 1%.

– Điều trị một đợt 7 – 10 ngày tia hồng ngoại và sóng ngắn.

– Bơm rửa tuyến qua ống Sténone sau 2 – 3 ngày.

– Trích rạch tháo mủ được chỉ định trong những trường hợp viêm tuyến hoại tử.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của nhân viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và tư vấn dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn và bất kỳ triệu chứng nào khác. Khuyến cáo người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hoặc chủ quan không đi khám có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào