Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi bằng ống xi lanh không?

0
1130
Việc rửa mũi không đúng cách khi bị viêm tai giữa có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Việc rửa mũi không đúng cách khi bị viêm tai giữa có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Tai – mũi – họng là là các cơ quan thông với nhau. Bất kỳ sự tổn thương trong cơ quan nào cũng có khả năng lây nhiễm hoặc ảnh hưởng đến khu vực lân cận. Cũng chính vì lý do trên mà việc rửa mũi không đúng cách khi bị viêm tai giữa có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. 

Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi bằng ống xi lanh không?

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị sưng, viêm gây đau nhức. Đây là một bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ em. Tình trạng tai giữa sưng viêm khiến cho nhiều người cảm thấy đau nhức, ù tai, giảm thính lực, thậm chí là sốt, mệt mỏi…

Vì tai – mũi – họng thông với nhau nên điều trị và chăm sóc không đúng cách có thể khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong vệ sinh tai mũi họng, nhiều người có thói quen dùng ống xi lanh đã được bơm nước muối xịt mạnh vào một bên mũi để làm sạch. Tuy nhiên, bác sĩ Đào Đình Thi – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, với những người đang bị nghẹt mũi, cách làm này tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Lúc này, nước muối sẽ chỉ chảy vào một bên và không ra được bên kia (do mũi bị ngạt, bít tắc bởi dịch nhầy). Khi không thoát ra được, nước muối sẽ sẽ chảy vào bên tai, tăng người cơ bị viêm tai giữa ở người bình thường hoặc khiến cho triệu chứng đau nhức càng nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân đang bị tổn thương tai giữa.

Đối với trẻ em – đối tượng có vòi nhĩ ngắn, nằm ngang và luôn mở, việc xịt rửa mũi bằng ống xi lanh có thể khiến dịch mũi, họng dễ dàng bị đẩy lên vòi nhĩ, tăng nguy cơ mắc bệnh. So với viêm mũi, viêm tai giữa khó điều trị hơn. Hơn nữa, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm xương chũm, liệt dây thần kinh số 7, méo mặt…

Ngoài ra, việc dùng ống xi lanh rửa mũi không phải là cách vệ sinh nhẹ nhàng. Ống xilanh khi được bơm trực tiếp với áp lực mạnh có thể gây, đau, xót mũi.

Cách vệ sinh mũi, rửa mũi an toàn cho bé bị viêm tai giữa?

Để đảm bảo an toàn, nên thực hiện trong trường hợp mũi còn thông, thao tác thực hiện cần nhẹ nhàng và hơi thẳng người khi rửa mũi để ngăn nước chảy về tai. Trường hợp bị ngạt mũi không nên dùng cách trên.

Tuy nhiên, bạn vẫn muốn dùng xi lanh để rửa mũi, nên nhỏ thuốc co mạch vào mũi trước. Thuốc sẽ giữ cho mũi được thông thoáng, tránh tình trạng nước chảy lên tai gây viêm nhiễm.

Tham khảo cách rửa mũi đúng cách, an toàn khi bị viêm tai giữa sau đây:

  • Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy trong mũi.
  • Làm bấc sâu kèn để lấy rỉ mũi và nước mũi ra ngoài.
  • Nhỏ thêm 1 – 2 giọt nước muối sinh lý để làm sạch mũi.

Bố mẹ nên dùng bình rửa mũi và dụng cụ hút mũi chuyên dụng để vệ sinh mũi sạch sẽ. Thiết bị này có áp lực chuẩn, không gây tổn hại niêm mạc mũi của trẻ.

Trên đây là giải đáp trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi hay không. Nhìn chung, rửa mũi khi bị viêm tai giữa cần được tiến hành thận trọng để tránh tình trạng nước chảy ngược lên tai gây viêm nhiễm nặng nề hơn. Với trường hợp bị ngạt mũi, không nên áp dụng hoặc nên bổ trợ thêm thuốc khác để thông mũi trước khi tiến hành.