Lợi mà quả dứa (khóm) đối với sức khỏe giúp trị viêm thận, viêm phế quản

0
1902

Quả dứa là một loại quả ăn rất ngon dùng làm thức giải khát vào những ngày nóng nực. Ngoài ra, nó còn giúp chữa các loại bệnh như viêm thận, viêm phế quản, tiêu chảy…

Quả dứa hay còn gọi thơm, khóm thuộc họ dứa là loại cây thảo có nhân ngắn nhưng mang nhiều rễ khí sinh, với những lá dài phân bố đều xòe ra tứ phía hình hoa thị. Trên thân và nách lá có một số chồi (người ta dùng chồi để nhân giống). Khi cây đã lớn, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 30-40cm, mang một cụm hoa bông trên đó đính nhiều hoa đều màu tím. Quả phức, hình ống hay hình chóp cụt, giữa có lõi (thực chất là phần nối tiếp của thân chính) phía trên ngọn quả còn có một chồi gồm nhiều lá ngắn, gọi là chồi ngọn, dùng để nhân giống.

Cây khóm sống chủ yếu ở chây Mỹ latinh, nhất là ở Brazil. Dứa đã được đem trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới mùa dông không rét lắm. Giống dứa trồng phổ biến nhất trên thế giới là cayenne (chỉ trồng thâm canh và ở khí hậu mát), thứ đến là Spanish trồng nhiều ở các nước nhiệt đới. Dứa victoria được trồng trong sản xuất lớn.

Ở nước ta, hiện trồng phổ biến nhất là giống Queen (Victoria). giống cayenne cũng có, nhưng tương đối nhiều ở Đức Trọng, Đà Lạt. Quả thơm Victoria có thịt vàng giòn, độ đường cao nhưng sản lượng thấp. Dứa cayenne nhiều nước hơn, có vị dịu do nhiều đường, khi ăn tươi cũng đỡ rát lưỡi hơn.

Quả Dứa được đánh giá cao hơn chuối về chất lượng: mùi thơm đặc sắc, màu sắc quả hấp dẫn, nhiều đường, đồng thời độ chua cũng cao, lại nhiều nước, hợp khẩu vị. Có thể ăn kèm thức ăn như một loại rau được. Đặc biệt trong quả dứa, có một chất men là bromelin giúp cho việc tiêu hóa các chất protein giống như pepsin ở đu đủ, nên người ta hay dùng dứa làm món ăn khai vị.

Thường thì người ta dùng dứa để xào với thịt, nấu canh với thịt, cá. Ngọn dứa non cũng dùng làm rau nấu canh ăn được như quả thơm.

Contents

Thành phần hóa học

Do có nhiều chất đường (saccharose 12.43% và glucose 3.21%), nhiều vitamin A, B, C…nên khóm là loại quả ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, lợi tiểu, tẩy độc. Trong 100g quả dứa, phần ăn được cho 25kcal, 0,03mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (thơm tây). Các chất khoáng là 16mg Ca, 11mg phospho, 0,3mg Fe, 0,07mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipid, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ.

Do đó, dứa được chỉ dẫn làm thuốc trong các trường hợp thiếu máu, thiếu khoáng chất. Nó giúp cho sự sinh trưởng và dưỡng sức, dùng khi ăn uống không tiêu, khi bị ngộ độc, bị xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong, sỏi sạn và dùng trị chứng béo phì. Bromelin được dùng được chữa bệnh đường tiêu hóa, tiêu viêm, giảm phù, điều trị vết thương, vết bỏng. Người ta dùng quả thật chín để ăn hoặc dùng nước chiết từ quả hoặc dùng quả ép lấy nước hoặc dùng bromelin. Nước ép lá và quả chưa chín dùng tẩy, nhuận tràng, mỗi lần dùng 15-20ml. Chú ý là phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây sẩy thai. Lá dứa non, giã vắt lấy nước cốt hay sắc nước uống chữa sốt nóng, liều dùng 20-30g. Rễ cây dứa sắc uống chữa tiểu tiện không thông, đái ra sạn sỏi, liều dùng 20-30g.

Những bài thuốc từ trái thơm

Dứa được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ.

– Viêm thận: Sử dụng 60g quả dứa, 30g rễ có tranh tươi, đem sắc uống thay nước uống thay trà mỗi ngày.

– Viêm phế quản: Dùng 120g quả dứa, 30 mật ong, 30g lá tỳ bà đem sắc uống hàng ngày tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

– Sỏi thận: Lấy nguyên 1 quả thơm chín để nguyên vỏ và khoét 1 lỗ ở cuống nhỏ bằng ngón tay, nhét vào 7-8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Rồi đem quả dứa nướng chín trên than cho cháy xém hết vỏ, để nguội rồi ép lấy nước và bỏ bã để uống. Mỗi ngày dùng 1 trái sỏi thận sẽ từ từ tan.

– Nam suy thận, nữ lãnh cảm: Ngày uống 3 lần/ngày nước dứa ép (150ml) với món súp gồm 100g chim câu, 15g hạt sen và 10 quả táo tàu đỏ hầm nhừ sau 30 phút. Ăn 3 lần ngày và liên tục 2 tuần.

– Viêm ruột, tiêu chảy: Dùng 30g lá dứa sắc uống mỗi ngày.

– Cảm nóng phiền khát: Dùng 1 quả dứa giã nát lấy nước hòa vào nước sôi để nguội uống giải khát.

– Rối loạn tiêu hóa: Dùng 1 quả dứa, 2 quả quýt và ép lấy nước uống.

Những điều cần lưu ý khi ăn quả dứa

Không ăn dứa bị dập, nát

Quả dứa là loại cây mọc sát đất, vỏ lại sần sùi là nơi trú ẩn lý tưởng của nấm và nhiều loại vi khuẩn. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ mọc trên đó rồi sâm nhập vào quả gây ngộ độc cho người ăn. Những triệu trứng ngộ độc thường là mệt mỏi, khó chụi, ngứa ngáy và nổi mề đay.

Không ăn trực tiếp khi còn xanh

Dứa chín ăn rất thơm và ngon, nhưng với dứa chưa chín còn xanh thì tuyệt đối không nên ăn. Bởi lúc này, dứa rất độc hại nó có thể gây tiêu chảy nặng hay nôn mửa. Ăn nhiều lõi dứa có thể khiến búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

Tránh ăn dứa khi đói

Dứa là loại trái cây giải khát vào mùa hè cực tốt. Tuy nhiên, nếu ăn khi đó sẽ khiến bạn cảm thấy nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân, do các chất hữu cơ và bromelin trong dứa tác động mạnh lên niêm mạc dạ dày và ruột.

Cách ăn dứa an toàn

– Chọn mua dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát.

– Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.

– Nếu sử dụng trực tiếp thì nên ngâm vào ít nước muối nhạt khoảng 5 phút để loại bỏ chất độc, đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến bạn rát lưỡi.

– Đối với người bị dị ứng hay mẫn cảm bất với dứa tuyệt đối không nên ăn sống mà hãy xào, nấu chín để giảm khả năng dị ứng.

– Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.