Kinh nghiệm đăng ký khám bệnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạnh

0
3592
Giới thiệu quy trình đăng kí khám bệnh tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Giới thiệu quy trình đăng kí khám bệnh tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạnh là bệnh viện hạng I thuộc Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, là đơn vị đầu ngành phụ trách chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực điều trị chuyên khoa bệnh lao và phổi. Bệnh viện chịu trách nhiệm thăm khám và điều trị bệnh cho người dân khu vực TPHCM và các tỉnh thành lân cận.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về hô hấp như bệnh lao phổi thì Phạm Ngọc Thạnh chính là địa chỉ uy tín, chất lượng, chuyên môn tốt nhất để bạn có thể kiểm tra và khám chữa bệnh. Qua bài viết alydarpharma sẽ tư vấn hướng dẫn cách đăng kí khám bệnh tại Phạm Ngọc Thạch nhanh chóng, thuận lợi để bạn không mất nhiều thời gian khi khám bệnh tại đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Contents

Thông tin về bệnh viện Phạm Ngọc Thạch:

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch có quy mô hơn 929 giường bệnh và cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư khang trang, hiện đại, hàng ngày tại đây tiếp nhận hơn 2000 lượt bệnh nhân đến thăm khám và điều trị.

Phạm Ngọc Thạnh là nơi hoạt động của tập thể nhân viên y tế có chuyên môn và có tay nghề cao cả nội khoa lẫn ngoại khoa trong lĩnh vực lao và bệnh phổi. Đặc biệt bệnh viện có thể mạnh trong lĩnh vực phẫu thuật lồng ngực, chẩn đoán và hóa trị ung thư phế quản phổi, bệnh phổi không lao và lao hiệu quả.

Các nhiệm vụ chính của BV Phạm Ngọc Thạch:

  • Tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và theo dõi quản lý bệnh nhân mắc phải các bệnh về hô hấp không lao hay bệnh lao.
  • Phụ trách chỉ đạo tuyến trong ngành khám, chữa bệnh cho chuyên khoa lao và bệnh phổi ở khu vực TPHCM và toàn bộ phía Nam.
  • Bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận tất cả bệnh nhân đang ở trong tình trạng cấp cứu đặc biệt liên quan đến các vấn đề hô hấp và bệnh lao.
  • Tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị hay theo dõi quản lý bệnh nhân mắc các bệnh phổi không lao (hen suyễn, viêm phế quản, viên phổi không lao, dãn phế quản, kén khí phổi, u phổi,..); điều trị bệnh phổi nghề nghiệp và bệnh lao.
  • Bệnh viện còn là cơ sở thực hành của các trường đại học y tại khu vực TPHCM. Tại đây tổ chức đào tạo cho các thành viên trong và ngoài bệnh viện mạng lưới chống bệnh lao ở tuyến quận – huyện.

Địa chỉ và thời gian hoạt động của BV Phạm Ngọc Thạch:

Địa chỉ: 120 đường Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TPHCM.

Thời gian làm việc:

Giờ khám bệnh:

Thứ hai đến thứ sáu:

  • Sáng: 7h30 – 11h30
  • Chiều: 13h – 16h

Thứ bảy:

  • 7h – 15h: Khám tại phòng khám ngoài giờ.
  • Sau 15h:  Khám tại khoa cấp cứu ngoại chẩn

Chủ nhật:

  • 7h – 11h : Khám tại phòng khám ngoài giờ
  • Sau 11h: Khoa cấp cứu ngoại chẩn.

Ngoài giờ:

  • 16h – 18h: Phòng khám ngoài giờ
  • Sau 18h – 7h30 sáng hôm sau: Khoa cấp cứu ngoại chẩn.

Giờ thăm bệnh:

Người thân có thể đến thăm bệnh nhân vào 3 khung giờ sau đây:

  • 5h – 7h30
  • 10h30 – 13h30
  • 15h30 – 20h30

Giới thiệu về các chuyên khoa tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch:

Đăng kí khám bệnh tại BV Phạm Ngọc Thạch
Đăng kí khám bệnh tại BV Phạm Ngọc Thạch

Khoa lâm sàng:

1. Khoa Dịch vụ chuyên điều trị bệnh phổi:

Thực hiện chẩn đoán nhanh và chính xác các bệnh về ung thư phổi, nguyên nhân tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, các bệnh phổi khác.

Đặc biệt điều trị bệnh phổi hiếm như bệnh phổi mô bào, LAM, phổi biệt trí, Sarcoidosis.

Ngoài ra khoa còn thực hiện chẩn đoán các bệnh nội khoa kèm theo, hội chẩn chuyển đến chuyên khoa kịp thời.

2. Khoa A5:

Chuyên chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân bị bệnh lao, bệnh phổi.

3. Khoa chẩn đoán hình ảnh:

Thực hiện các yêu cầu về chẩn đoán hình ảnh từ các khoa khác, chịu trách nhiệm quản lý các thiết bị chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện, đảm bảo về an toàn bức xạ và an toàn điện.

4. Phục hồi chức năng:

Thực hiện khám và điều trị tràn dịch màng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh phổi khác như viêm phổi, áp xe phổi, giãn phế quản hay các bệnh về thần kinh như lao màng não,…

5. Khoa nhi:

Khoa có nhiệm vụ vai trò điều trị đặc thù cho bệnh nhi, chẩn đoán và điều trị các bệnh lao nguyên phát, lao phổi, lao ngoài phổi như lao màng não, lao màng phổi, lao màng tim, lao cột sống, lao màng bụng.

Hay điều trị các thể lao xương khớp, các bệnh về hô hấp của bệnh nhi.

6. Khám và điều trị ngoại trú.

Khoa có nhiệm vụ khám bệnh, sàng lọc người bệnh vào điều trị nội trú.

Thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc sức khỏe ban đầu, tổ chức thực hiện công tác khám chữa bệnh trong ngày cho các trường hợp không có chỉ định nhập viện nội trú, hỗ trợ hội chẩn lao với tổ lao cấp quận, huyện….

7. Khoa cấp cứu ngoại chẩn:

Nhiệm vụ tiếp nhận và điều trị cấp cứu cho mọi trường hợp bệnh nhân cấp cứu được chuyển đến bệnh viện về vấn đề chuyên khoa lao hay bệnh phổi.

Khoa tổ chức cấp cứu ngoại viện, cấp cứu thảm họa hàng loạt, cấp cứu tại dịch bệnh theo trách nhiệm khi có yêu cầu từ Sở Y Tế.

8. Khoa nội soi phế quản:

Thực hiện nội soi chẩn đoán sớm phần lớn các bệnh về hô hấp mà các xét nghiệm thông thường chưa cho phép chẩn đoán ra kết quả chính xác,  nội soi điều trị một số bệnh lý về vấn đề gây tắc nghẽn đường thở,…

9. Khoa ngoại lồng ngực:

Có trách nhiệm thực hiện các phẫu thuật như phẫu thuật VATS, phâu thuật cắt giảm thể tích phổi, phẫu thuật tạo hình – đặt stent khí phế quản, phẫu thuật nội soi lồng ngực.

10. Khoa ung bướu:

Phối hợp chặt chẽ với khoa ngoại, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa C1 để hội chẩn chỉ định thực hiện phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân với tình trạng bệnh phù hợp.

Thực hiện hóa trị và theo dõi nội ngoại trú cho tất cả người bệnh ung thư phổi, phối hợp, chuyển tuyến cho bệnh nhân đến các bệnh viện chuyên ngành khác.

11. Khoa C5:

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phổi lây nhiễm như viêm phổi, áp xe phổi, các bệnh phổi không lây nhiễm như hen suyễn và một số bệnh lý thuộc chuyên khoa khác như tim mạch, thái đáo đường,…

Khoa thực hiện hội chẩn nội viện, liên viện đối với các trường hợp phức tạp.

12. Khoa C6:

Chẩn đoán và điều trị các bệnh phổi không lao.

13. Khoa B1:

Tiếp nhận chẩn đoán, điều trị chăm sóc bệnh nhân bị lao, phổi, chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh lao phổi ở giai đoạn cuối.

14. Khoa B2:

Lưu trú, khám và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng phục vụ công tác chẩn đoán, phân loại và điều trị các loại bệnh lao và bệnh phổi không lao.

15. Khoa B3:

Tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân bị lao và bệnh phổi/ HIV.

16. Khoa lao kháng thuốc (B4):

Thực hiện điều trị bệnh nhân lao kháng đa thuốc của khu vực TPHCM và tất cả bệnh nhân chuyển đến từ tỉnh khác.

17. Khoa hồi sức tích cực –  Chống độc:

Khoa có nhiệm vụ cấp cứu và điều trị cho tất cả bệnh nhân đến khoa hồi sức cấp cứu- chống độc.

Thực hiện công tác giảng dạy, đào tạo bác sĩ và điều dưỡng được cử đến từ các bệnh viện bạn, hướng dẫn sinh viên đại học và sau đại học đến từ các trường đại học Y trong khu vực TPHCM.

18. Khoa bệnh phổi tắc nghẽn ( C4):

Tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị các bệnh phổi không lao như: u phổi, tràn khí, tràn dịch, viên phổi và viêm phế quản,…

19. Khoa A3:

Khu vực tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh phổi nhưng chưa có chẩn đoán, lao,  các bệnh phổi không phải bệnh lao.

20. Khoa lao nam:

Nơi tiếp nhận, điều trị và chăm sóc người bệnh lao là nam giới và có trách nhiệm chăm sóc giảm nhẹ người bệnh phổi giai đoạn cuối.

Khoa cận lâm sàng:

1. Khoa vi sinh:

Nhiệm vụ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn lao (soi, nuôi cấy, kháng sinh đồ); sinh học phân tử; vi khuẩn; kí sinh trùng; vi nấm cho các bệnh nhân đến khám và điều trị tại BV Phạm Ngọc Thạch hay các bệnh nhân chuyển từ các bệnh viện khác khu vực TPHCM, bệnh nhân chuyển viện từ các tỉnh lân cận.

2. Khoa sinh hóa – Huyết học – Miễn dịch:

Thực hiện các xét nghiệm về Sinh Hóa thường quy của máu và các chất dịch để chẩn đoán hay theo dõi các bệnh lý về gan, thận, đái tháo đường, lao, suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn điện giải, khí máu động mạch hay nhiễm trùng.

3. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn:

Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn theo định kì và hàng năm để trình lên Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện thẩm định trước khi giám đốc phê duyệt. Xây dựng, thiết lập các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn dựa trên các cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ y tế.

4. Khoa giải phẫu bệnh:

Chuyên khám, xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và sinh học phân tử.

5. Khoa dược:

Khoa quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thời có chất lượng. Tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc hợp lý, đảm bảo an toàn.

Giới thiệu quy trình đăng kí khám bệnh tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch bạn cần biết:

1. Đối với bệnh nhân khám bệnh lần đầu:

Bệnh nhân đến quầy chăm sóc khách hàng để lấy số thứ tự, mua sổ và đăng kí khám bệnh. Tùy thuộc vào nhu cầu khám, điều trị bệnh mà bạn có thể đến một trong hai khu vực sau đây:

  • Cửa 1 ( Tầng trệt): Khu vực đăng kí cho bệnh nhân khám bảo hiểm y tế và khám thông thường.
  • Cửa 2 ( Tầng trệt): Khu vực cho bệnh nhân đăng kí khám bệnh dịch vụ.

2. Tái khám:

Khi đến tái khám tại BV Phạm Ngọc Thạch, bạn đến quầy chăm sóc khách hàng để lấy số thứ tự và đăng kí khám chữa bệnh. Bệnh viện sẽ bố trí 3 phòng khác nhau cho bệnh nhân đăng kí tái khám cụ thể như sau:

  • Phòng 101: Dành cho bệnh nhân tái khám hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khám theo yêu cầu.
  • Phòng P113: Khu vực dành cho bệnh nhân quản lý điều trị.
  • Cửa 2 tầng trệt: Dành cho bệnh nhân đăng kí khám dịch vụ khác.

Các chi phí dịch vụ khám bệnh tại Phạm Ngọc Thạch:

Chi phí khám bệnh:

  • Khám thường: 17.000 đồng
  • Khám dịch vụ: 120.000 đồng
  • Giá khám dịch vụ yêu cầu bác sĩ: 150.000 đồng

==>> Trên là những thông tin mới nhất về bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Nếu bạn đang có nhu cầu đăng kí khám chữa bệnh tại đây, các thông tin trên sẽ rất hữu ích hỗ trợ bạn đăng kí khám nhanh chóng, thuận lợi.