Clarithromycin là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và những thận trọng khi sử dụng

0
2445
Thuốc Clarithromycin
Hình ảnh: Thuốc Clarithromycin

Là kháng sinh bán tổng hợp, Clarithromycin có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn khi dùng liều cao. Do đó, thuốc được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng da, viêm loét dạ dày…

Contents

Clarithromycin là thuốc gì?

Clarithromycin là kháng sinh bán tổng hợp, thuộc họ macrolid có tác dụng kìm hãm vi khuẩn, khi dùng liều cao thuốc có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt đối với những chủng vi khuẩn rất nhạy cảm với clarithromycin.

Thành phần chính của thuốc là Clarithromycin, thuốc được bào chế theo dạng viên nén, thuốc bột hàm lượng 250mg, 500ng, viên nén phóng thích kéo dài hàm lượng 500mg.

Tác dụng của thuốc Clarithromycin

Thuốc Clarithromycin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phổi cộng đồng.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm mức độ từ nhẹ tới vừa
  • Nhiễm khuẩn bội nhiễm trên bệnh nhân nhiễm HIV do nhiễm Mycobacterium avium hay M.Avium complex (MAC).
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm H.pylori, thường được phối hợp với một thuốc ức chế tiết acid dịch vị.
Clarithromycin là thuốc kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn.
Clarithromycin là thuốc kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn.

Liều lượng và cách dùng

*Liều dùng đối với người lớn:

– Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, da và mô mềm: liều thường dùng là 250mg dùng 2 lần/ngày và duy trì điều trị trong 7 ngày. Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể tăng liều lên 500mg, dùng 2 lần mỗi ngày và thời gian điều trị có thể kéo dài khoảng 14 ngày.

– Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm H.pylori: dùng 1 viên Clarithromycin và uống 2 lần/ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài từ 7 – 14 ngày, tùy theo công thức điều trị phối hợp.

– Nhiễm Mycobacterium: liều dùng khởi đầu là 500mg và dùng 2 lần/ngày, duy trì điều trị trong 3 – 4 ngày. Trường hợp không hiệu quả có thể tăng liều lên 1000mg, dùng 2 lần/ngày. Đối với bệnh nhân suy thận giảm một nửa liều điều trị và không nên dùng quá 14 ngày.

– Điều trị viêm phế quản: dùng viên nén phóng thích tức thời cho các trường hợp sau đây:

  • Viêm phế quản do nhiễm H influenzae: liều thường dùng là 500mg uống cách nhau 12 giờ và duy trì trong 7 đến 14 ngày.
  • Do nhiễm H parainfluenzae: dùng liều 500mg uống cách nhau 12 giờ và dùng trong 7 ngày.
  • Do nhiễm M catarrhalis hoặc S pneumoniae: 250mg uống cách nhau 12 giờ và duy trì trong 7 đến 14 ngày.

Đối với viên nén phóng thích kéo dài, liều dùng là 1000mg, uống cách nhau 24 giờ và duy trì trong 7 ngày điều trị.

– Điều trị viêm xoang:

  • Viên nén phóng thích tức thời: 500mg uống cách nhau 12 giờ và duy trì điều trị trong 14 ngày.
  • Viên phóng thích kéo dài:1000mg uống cách nhau 24 giờ và duy trì điều trị trong 14 ngày.

* Liều dùng đối với trẻ em

– Trẻ em trên 12 tuổi liều dùng như người lớn

– Trẻ em dưới 12 tuổi, sử dụng thuốc dạng nhũ tương dành cho bệnh nhi. Liều dùng hàng ngày thường là 7,5mg/kg, mỗi ngày uống 2 lần cho tới liều tối đa là 500mg. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Đối với bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn thời gian điều trị ít nhất là 10 ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Clarithromycin

Tác dụng phụ của thuốc Clarithromycin
Tác dụng phụ của thuốc Clarithromycin

Clarithromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần kịp thời gặp bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới tính mạng.

– Người bệnh có thể xuất hiện các rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, viêm đại tràng màng giả.

– Rối loạn chức năng gan như thay đổi test chức năng gan, vàng da hoặc ứ mật, đặc biệt là ở người bệnh trẻ với tần suất 5%.

– Clarithromycin có thể dẫn tới các phản ứng dị ứng với các mức độ khác nhau từ nhẹ như nổi mề đay đến nặng là sốc phản vệ hoặc gây hội chứng Stevens – Johnson, bệnh khởi phát đột ngột bắt đầu bằng sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đau viêm họng miệng, niêm mạc mắt và sinh dục về sau xuất hiện ở da mụn nước, bọng nước thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Thận trọng khi dùng thuốc Clarithromycin khi nào?

– Thận trọng khi dùng Clarithromycin đối với các bệnh nhân suy thận hoặc gan mức độ vừa và nặng vì thuốc được bài tiết chủ yếu qua gan và thận.

– Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin (Clcr) dưới 30ml/phút cần điều chỉnh giảm một nửa tổng liều điều trị để tránh các tai biến không mong muốn.

– Điều trị bằng Clarithromycin  kéo dài và lặp lại có thể khiến nấm hoặc vi khuẩn phát triển không còn nhạy cảm với thuốc. Nếu xảy ra bội nhiễm cần kịp thời ngưng thuốc đồng thời tiến hành trị liệu thích hợp.

– Không dùng Clarithromycin đối với người bệnh dị ứng với với họ macrolid.

– Không dùng đồng thời Clarithromycin với terfenadin, đặc biệt trong trường hợp bị bệnh tim như loạn nhịp, nhịp chậm, khoảng Q-T kéo dài, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc mất cân bằng điện giải.

– Clarithromycin cũng tương tác với các dẫn chất alkloid gây co mạch của nấm cựa lõa mạch như ergotamin, dihydroertamin và làm tăng độc tính của các chất này.

– Clarithromycin cũng có thể làm tăng nồng độ các thuốc được chuyển hóa qua hệ cytocrom P450 như warfarin, triazolam, lovastatin, dysopyramid, phenytoin và cylosporin… do đó cần thận trọng khi dùng chung.

– Dùng đồng thời với Theopyllin, thuốc Clarithromycin có thể làm tăng nồng độ Theopyllin trong máu. Thuốc cũng có thể làm tăng hiệu lực của Carbamazepin khi dùng chung.

– Ngoài ra, việc dùng đồng thời Clarithromycin và Zidovudin ở những bệnh nhân nhiễm HIV, có thể khiến nồng độ của Zidovudin giảm ở trạng thái bền. Để tránh tình trạng này nên bố trí liều giữa hai loại thuốc này chéo nhau khoảng 1 – 2 giờ.