Clofazimin là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và cách sử dụng

0
2088
Thuốc Clofazimine
Hình ảnh: Thuốc Clofazimine (ảnh: internet)

Với tác dụng chống viêm và chống Mycobacterium, thuốc Clofazimin được chỉ định điều trị bệnh phong như phong u, phong do đa trực khuẩn…Thuốc được bào chế theo dạng viên nang hàm lượng là 50mg và 100mg.

Contents

Clofazimin là thuốc gì?

Clofazimin thuộc nhóm thuốc nhuộm phenazine có tác dụng chống viêm và chống Mycobacterium. Do đó, thuốc được chỉ định điều trị bệnh phong. Clofazimin được bào chế theo dạng viên nang hàm lượng là 50mg và 100mg.

Công dụng của thuốc Clofazimin

Theo các bác sĩ, chuyên khoa Cao đẳng Y dược HN, thuốc được chỉ định điều trị bệnh phong, dùng Clofazimin phối hợp với với ít nhất một thuốc kháng khuẩn khác để điều trị bệnh phong đa khuẩn kể cả bệnh phong u, bệnh phong u kháng dapsone và bệnh phong u có biến chứng thành phong u ban đỏ.

Ngoài ra, Clofazimin cũng có thể được dùng trong một phác đồ điều trị gồm nhiều thuốc để điều trị nhiễm phức hợp Mycobacterium avium ở phổi và ngoài phổi. Tuy nhiên, thường thì loại nhiễm khuẩn này được khuyến cáo theo phác đồ dùng  macrolid bao gồm ít nhất 3 thuốc chẳng hạn, clarithromycin hoặc azithromycin, rifabutin hoặc rifampicin, và ethambutol.

Thuốc Clofazimin được chỉ định điều trị bệnh phong.
Thuốc Clofazimin được chỉ định điều trị bệnh phong.

Liều lượng và cách dùng

Liều dùng Clofazimin được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Do đó, cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tăng hoặc giảm liều vì có thể làm gia tăng các tác dụng phụ nguy hiểm…

* Liều dùng đối với người lớn:

– Điều trị tất cả các thể phong: liều thường dùng là 50 – 100mg uống 1 lần/ngày phối hợp với 1 hoặc nhiều thuốc kháng khuẩn khác, dùng tối thiểu trong 2 năm.

Phác đồ điều trị gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới đối với người lớn là 50mg, uống 1 lần/ngày cộng thêm liều 300mg uống một lần/tháng. Cải thiện lâm sàng có thể phát hiện được sau 1 – 3 tháng và thường rõ ràng sau 6 tháng điều trị.

– Điều trị phong do đa trực khuẩn: theo phác đồ của Tổ chức Y tế Thế giới nên phối hợp với một hoặc nhiều thuốc chống phong, cụ thể: Clofazimin liều lượng 50mg/ngày và 300mg dùng 1 lần/tháng phối hợp với dapson liều lượng là 100mg/ngày và rifampin liều 600mg dùng một lần/tháng. Ðiều trị ít nhất 2 năm hoặc đến khi phết kính bệnh phẩm trên da âm tính.

– Điều trị bệnh phong u: liều thường dùng là 100 – 200mg/ngày, duy trì trong 3 tháng hoặc lâu hơn, sau đó giảm liều xuống mức thấp nhất khoảng 100mg/ngày.

– Nhiễm phức hợp Mycobacterium avium: điều trị phối hợp bằng cách dùng clofazimin 100mg dùng từ 1-3 lần/ngày với thuốc chống Mycobacterium khác.

* Liều dùng đối với trẻ em:

– Điều trị phong do đa trực khuẩn: dùng phối với Clofazimin với dapson và rifampicin.

  • Trẻ em từ 10 – 14 tuổi: liều thường dùng là 150mg uống 1 lần/tháng và cách 2 ngày uống 1 liều 50mg dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi: dùng liều 100mg, dùng 1 lần/tháng và mỗi tuần uống 2 lần liều 50mg dưới sự giám sát của bác sĩ.

– Điều trị phản ứng phong tuýp II (ENL – Erythema Nodosum Leprosum) liều dùng là 200mg – 300mg/ngày chia làm 2 – 3 lần, có thể phải điều trị 4 – 6 tuần trước khi có kết quả.

Clofazimin có thể được uống chung với các bữa ăn hoặc dùng với sữa. Thuốc đạt hiệu quả cao khi nồng độ Clofazimin được duy trì ổn định trong máu. Do đó, không nên bỏ liều khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc Clofazimin

Tác dụng phụ của thuốc Clofazimin
Tác dụng phụ của thuốc Clofazimin

Thuốc Clofazimin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Những phản ứng có hại thường gặp khi dùng thuốc chủ yếu ở da, mắt và đường tiêu hóa. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng bất thường cần kịp thời gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Người bệnh có biểu hiện khô da, ngứa ngáy và phát ban, thay đổi màu da, phân và nước tiểu cũng đổi màu.

– Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa với các triệu chứng nôn và buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.

– Tắc ruột, chảy máu đường tiêu hóa, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên do và đau mạch.

– Có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi và buồn ngủ.

– Người bệnh cũng có thể bị vàng da, viêm gan, tăng albumin, bilirubin và AST trong huyết thanh.

Thận trọng khi dùng thuốc Clofazimin

Khi dùng thuốc Clofazimin điều trị bệnh phong cần thận trọng với các trường hợp sau đây:

– Tránh dùng Clofazimin đối với người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

– Thận trọng khi dùng thuốc đối với người bệnh có triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy. Nếu có các triệu chứng này khi dùng Clofazimin cần điều chỉnh giảm liều, tăng khoảng cách thời gian dùng thuốc hoặc ngừng thuốc.

– Cần lưu ý khi dùng thuốc đối với trẻ em dưới 12 tuổi vì mức độ an toàn và hiệu quả của Clofazimin chưa được xác định cụ thể.

– Thuốc Clofazimin có thể gây đổi màu da, ở kết mạc, nước mắt, mồ hôi, đờm, phân…Do đó, cần xin chỉ định của bác sĩ khi phát hiện các triệu chứng trên.

– Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, Clofazimin có thể đi qua nhau thai vào thai khiến trẻ có thể đổi màu da sau khi sinh. Chính vì vậy, thuốc chỉ dùng cho người mang thai khi xét thấy lợi ích lớn hơn nguy cơ có thể có cho thai nhi.

– Một số lưu ý khác khi dùng thuốc Clofazimin cần phải lưu ý trước khi dùng đó là Clofazimin có thể làm giảm tốc độ hấp thu rifampin, làm rifampin chậm đạt tới nồng độ đỉnh trong huyết tương. Ngoài ra, dùng đồng thời Isoniazid với Clofazimin có thể làm tăng nồng độ clofazimin trong nước tiểu, huyết tương và giảm nồng độ thuốc trên da.