Hướng dẫn sử dụng Insulin cho bệnh nhân mắc Đái tháo đường

0
1428
Hướng dẫn sử dụng Insulin cho bệnh nhân mắc Đái tháo đường

Insulin là thuốc điều trị đái tháo đường cho cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2, thuốc có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát nồng độ đường trong máu cho bệnh nhân.

Tổng quan về thuốc điều trị đái tháo đường Insulin

Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, Insulin có tác dụng tăng dự trữ đường ở gan khi lượng đường trong máu tăng cao và giải phóng đường từ gan khi lượng đường trong máu thấp hoặc khi cơ thể cần nhiều đường, nhiều năng lượng như lúc đói hoặc tăng hoạt động thể chất. Do đó, insulin có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu và duy trì ở mức ổn định.

  • Phân loại insulin

Insulin tác dụng nhanh: thuốc phát huy tác dụng sau khoảng 15 phút đưa vào cơ thể và đạt nồng độ đỉnh sau 1 giờ và duy trì tác dụng trong 2 đến 4 giờ. Nên tiêm insulin trước bữa ăn và trước insulin tác dụng kéo dài. Một số insulin tác dụng nhanh: insulin glulisine, insulin lispro và insulin aspart…

Insulin tác dụng ngắn: thuốc phát huy tác dụng sau khoảng 30 phút sau khi tiêm và đạt nồng độ đỉnh sau  2 đến 3 giờ và duy trì dụng kéo dài trong 3 đến 6 giờ. Nên tiêm insulin trước bữa ăn và trước insulin tác dụng kéo dài. Một số insulin tác dụng ngắn: Humulin R, Novolin R…

Insulin tác dụng trung bình: thuốc phát huy tác dụng sau khoảng 2 đến 4 giờ sau khi tiêm và đạt nồng độ đỉnh sau khoảng 4 đến 12 giờ sau đó, duy trì tác dụng trong 12 đến 18 giờ. Nên sử dụng insulin này 2 lần một ngày kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn. Một số insulin tác dụng trung bình: NPH…

Insulin tác dụng kéo dài: thuốc phát huy tác dụng nhiều tiếng sau tiêm và đạt nồng độ đỉnh sau khoảng 24 giờ. Nên sử dụng loại insulin này phối hợp với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn. Một số loại insulin tác dụng kéo dài: Insulin detemir và insulin glargine.

  • Cách sử dụng insulin

Thời gian đầu tiêm insulin nên được thực hiện bởi các chuyên viên y tế, sau đó bệnh nhân có thể tự thực hiện ở nhà dưới dạng bút tiêm insulin. Khi tiêm cần đâm kim vuông góc với vùng da tiêm, không tiêm nhiều mũi cùng một vùng da để tránh rối loạn dưỡng mỡ. Lưu ý khi trước khi tiêm cần lắc đều bút tiêm để thuốc phân tán đều.

Insulin có tác dụng tăng dự trữ đường ở gan khi lượng đường trong máu tăng cao 
Insulin có tác dụng tăng dự trữ đường ở gan khi lượng đường trong máu tăng cao

Tác dụng phụ của insulin

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, Insulin khi dùng quá liều có thể gây hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu, biểu hiện là:  mệt mỏi, ngáp thường xuyên, không thể nói, mất khả năng phối hợp cơ, động kinh, nhợt nhạt, vã mồ hôi, co giật, xanh xám, mất ý thức…Những đối tượng sau cần thông báo cho bác sĩ và dược sĩ trước và trong khi sử dụng, để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

  • Người bị dị ứng với insulin hoặc bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Tổn thương nghiêm trọng do tiểu đường hoặc các bệnh liên quan đến gan và thận.
  • Phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Người đang bị ốm, căng thẳng hoặc vận động thể lực cao.
  • Người đang dùng các thuốc: ức chế men chuyển (ACEI); thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat; kháng sinh nhóm sulfonamide, thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc ức chế MAO, thuốc trị tiểu đường dạng uống, propoxyphene, reserpine.

Nếu quên một liều thuốc trước hoặc ngay sau bữa ăn, hãy tiêm insulin ngay lập tức. Nếu quên tiêm thuốc sau khi ăn 1 khoảng thời gian dài,  hãy gọi cho bác sĩ để biết mình có nên tiêm liều đã lỡ không. Quá liều insulin gây hạ đường huyết quá mức, có thể xử trí nhanh bằng cách ngậm một viên kẹo hoặc đường, sau đó liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất.