70% bệnh nhân đái tháo “ồ hố” của Việt Nam chưa được chẩn đoán!

0
1211
70% bệnh nhân đái tháo ồ hố của Việt Nam chưa được chẩn đoán!

NDĐT – Đó là con số thống kê được đưa ra tại Ngày hội vì cộng đồng với chủ đề “Gia đình cùng hành động sớm phòng, chống bệnh đái tháo đường”, do Bộ Y tế, Hội Thầy thuốc trẻ Việt nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại quảng trường Cách mạng Tháng Tám (TP Hà Nội) sáng nay, 11-11.

Ngay từ sáng sớm, Ngày hội đã thu hút hàng nghìn người dân Thủ đô, thanh niên, tình nguyện viên các tổ chức trong và ngoài nước tham gia.
Ngay từ sáng sớm, Ngày hội đã thu hút hàng nghìn người dân Thủ đô, thanh niên, tình nguyện viên các tổ chức trong và ngoài nước tham gia.

Cụ thể, số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2017 cho thấy, Việt Nam có khoảng 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường). Đáng chú ý, hiện nay, có tới 70% người Việt nam mắc bệnh đái tháo đường chưa được chẩn đoán. Thậm chí, trong số người đã phát hiện bệnh, chỉ có gần 29% được điều trị tại các cơ sở y tế.

Theo dự đoán, đến năm 2045, nước ta sẽ có tới 6,3 triệu người mắc căn bệnh này, tăng xấp xỉ 79%. Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa. Theo đó, rất nhiều người trong độ tuổi 25-30 mắc bệnh mà không biết, có những trường hợp trẻ em mới 12, 13 tuổi đã mắc bệnh.

Một nghiên cứu toàn cầu gần đây đã chứng minh rằng, việc dùng thuốc điều trị phù hợp cho người bệnh đái tháo đường trước khi mắc các bệnh tim mạch (dự phòng tiên phát) sẽ kéo giảm đáng kể tình trạng nhập viện do suy tim hoặc tử vong do tim mạch.

Do đó, nhằm hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới (14-11 hằng năm), thiết thực tuyên truyền đến người dân về công tác dự phòng tiên phát đối với bệnh đái tháo đường, Bộ Y tế, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Ngày hội vì cộng đồng với chủ dề “Gia đình cùng hành động sớm phòng, chống bệnh đái tháo đường”.

Tham gia Ngày hội, người dân sẽ được làm xét nghiệm đái tháo đường; khám, tư vấn miễn phí về chế độ dinh dưỡng và luyện tập; được tặng nhiều tài liệu tuyên truyền với nội dung và hình ảnh sinh động về căn bệnh này để chia sẻ, phổ biến kiến thức thêm đến gia đình, người thân. Thanh niên, tình nguyện viên đến với Ngày hội sẽ cùng hiến máu tình nguyện, đạp xe diễu hành tuyên truyền nâng cao nhận thức về bệnh đái tháo đường, tham gia các điệu nhảy sôi động…

Phát biểu ý kiến tại Ngày hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nâng cao nhận thức về căn bệnh gây tử vong nhiều thứ ba tại Việt Nam, cũng như sự cần thiết khám tầm soát, phát hiện sớm bệnh. Đồng thời, Bộ trưởng mong muốn Ngày hội sẽ thúc đẩy sự vào cuộc của các gia đình, cộng đồng và đặc biệt là lớp thanh niên, các thầy thuốc trẻ trong chung tay đẩy lùi gánh nặng bệnh tật.

LINH PHAN

Trong năm 2017, Việt Nam ghi nhận 29.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với 80 ca tử vong/ngày. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư.

Sáng 11/11 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ngày hội phòng, chống Đái tháo đường Thế giới (14/11 hàng năm) với chủ đề “Gia đình cùng hành động sớm phòng chống bệnh Đái tháo đường”, đã được Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết tình trạng mắc các bệnh không lây nhiễm, đái tháo đường đang gia tăng rất nhanh.

Như với bệnh tăng huyết áp hiện cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc tăng huyết áp và trong 25 người thì có 1 người bị bệnh đái tháo đường. Trong các bệnh không lây nhiễm, bệnh đái tháo đường chiếm tỉ lệ tử vong đứng thứ 3. Trong nhóm tuổi từ 18 – 69, tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp cũng chiếm 18,9%.

Đáng nói, hiện còn đến 70% bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán sớm, là căn nguyên gây ra các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường như cắt cụt chi, biến chứng tim mạch, thận, mắt…

Bộ trưởng Y tế cũng khuyến khích người dân tầm soát bệnh và chủ động phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm bằng chế độ vận động, sinh hoạt, ăn uống khoa học.

Bởi có đến 80% số bệnh nhân tim mạch giai đoạn đầu, tiểu đường tuýp 2, 40% ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa qua tập thể dục, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá.

“Với chủ đề “Gia đình cùng hành động sớm phòng, chống bệnh đái tháo đường” tôi mong sẽ nhận được sự vào cuộc của gia đình, người thân, cộng đồng xã hội cùng góp sức đẩy lùi gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam”, Bà Kim Tiến nói.

Theo các bác sĩ, bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa… khiến bệnh nhân đái tháo đường tăng nhanh.

Đặc biệt bệnh ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ 9 – 13 tuổi; thanh niên 20 – dưới 30 tuổi.

GS Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, trong dịp này các bác sĩ sẽ của 8 bệnh viện lớn tham gia khám, tầm soát tư vấn bệnh đái tháo đường cho 1.000 người dân sống tại hai thành phố.

Qua đó các bác sĩ sẽ cung cấp kiến thức nâng cao nhận thức về tác động của bệnh Đái tháo đường đối với gia đình và thông tin về mạng lưới hỗ trợ của những người bị ảnh hưởng; Thúc đẩy vai trò của gia đình trong việc quản lý, chăm sóc, phòng ngừa và giáo dục Đái tháo đường.

“Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát sớm bệnh, giảm thiểu nguy cơ biến chứng, từ đó hạ tỉ lệ tử vong cũng như giảm chi phí điều trị đối với người bệnh”, GS Thuấn chia sẻ.

Theo đó các bác sĩ khuyến cáo người dân nên duy trì khám sức khỏe 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ.

Bên cạnh đó cần điều chỉnh chế độ ăn, vận động thể lực mỗi ngày để ngăn ngừa béo phì, tiểu đường, các bệnh lý huyết áp, tim mạch.

Hồng Hải

Nguồn:

http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/38211302-70-nguoi-mac-tieu-duong-tai-viet-nam-chua-duoc-chan-doan-benh.html

https://dantri.com.vn/suc-khoe/bao-dong-80-nguoi-viet-tu-vong-moi-ngay-vi-can-benh-tieu-duong-20181111131919954.htm