Thuốc khử trùng Chlorhexidine

0
2216
Thuốc Chlorhexidine
Hình ảnh: Thuốc Chlorhexidine ( Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Chlorhexidine là thuốc khử trùng, sát khuẩn, được chỉ định trong điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng do vết thương, vết bỏng ngoài da. Thuốc Chlorhexidine được bào chế dưới nhiều dạng gồm kem bôi ngoài da, dung dịch súc miệng, gel, kem lỏng…

  • Tên hoạt chất: Chlorhexidine.
  • hương hiệu: Orahex, Pharmaniaga Chlorhexidine, Eludril, Clohex, Bactigras, Benclosid, Bi Jie, hibiscrub, Chlohexin, Corsodyl, biopatch, Clegen, cleangum và septeal.

Contents

Những thông tin cần biết về thuốc Chlorhexidine

Thành phần

Thành phần chính của thuốc là Chlorhexidine.

Tác dụng

Chlorhexidine là chất khử trùng, sát khuẩn, thường được dùng để khử trùng da và dụng cụ y tế trước khi tiến hành phẫu thuật để ngăn ngừa nhiễm trùng được gây ra bởi tiêm, phẫu thuật hoặc vết thương ngoài da.

Chlorhexidine còn được dùng để khử vi khuẩn trên vết thương, vết bỏng trên da, đường âm đạo.

Ngoài ra, Chlorhexidine cũng được sử dụng để ngừa mảng bám trên răng (cao răng). Liều lượng thấp có tác dụng ngăn ngừa sâu răng. Sau một lần súc miệng, hoạt tính kháng khuẩn có thể duy trì đến 8 giờ.

Thuốc Chlorhexidine có thể được dùng cho những mục đích điều trị khác đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê trong bài viết trên. Liên hệ với người có chuyên môn để biết thêm thông tin chi tiết.

Chống chỉ định

Không dùng Chlorhexidine cho bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Dạng bào chế

Thuốc có các dạng bào chế sau:

  • Gel
  • Kem
  • Siro
  • Kem (dạng lỏng)
  • Dung dịch súc miệng 300 ml.

Cách sử dụng – liều lượng

Tuân thủ cách dùng – liều lượng Chlorhexidine được đính kèm trên mỗi hộp thuốc hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng. Mọi trường hợp dùng thuốc không đúng cách đều tăng nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn.

Cách dùng:

Thuốc dùng dưới dạng bôi bôi ngoài da hoặc thuốc súc miệng, không dùng bằng đường uống.

Với thuốc dạng dung dịch súc miệng: Dùng tại chỗ để chống viêm và điều trị nhiễm khuẩn. Với trường hợp loét niêm mạc họng, không pha loãng mà thấm trực tiếp vào vết loét.

Với dạng thuốc bôi lên da: Rửa sạch da trước khi bôi Chlorhexidine. Bôi thuốc lượng vừa phải lên vùng da cần được điều trị. Không dùng thuốc lên vết thương hở, vết xước trên da.

Mặc dù được điều chế trong điều kiện vô trùng nhưng thành phần của thuốc trên lại không được tiệt trùng. Điều này đồng nghĩa vi khuẩn có thể vào bên trong sản phẩm và lây nhiễm. Để tránh tình trạng ô nhiễm vi khuẩn do thuốc, càn lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ dùng tăm bông, giấy thấm hoặc dụng cụ bôi được cấp kèm với thuốc.
  • Nếu không được cấp dụng cụ bôi đi kèm, bạn chỉ nên dùng một miếng bông hoặc tăm bông sạch để bôi thuốc lên vết thương.
  • Không để đầu lọ thuốc chạm vào vết thương.
  • Không pha loãng thuốc với các chất lỏng khác (kể cả nước).
  • Các dụng cụ bôi thuốc (bông thấm, băng, gạc) chỉ được dùng một lần duy nhất, vứt bỏ đúng nơi quy định sau mỗi lần dùng.

Liều lượng:

Thông tin về liều dùng bài viết cung cấp không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Luôn luôn tham khảo ý kiển của dược sĩ, bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi áp dụng.

Dung dịch súc miệng:

  • Người lớn: Súc miệng với dung dịch thuốc có nồng độ 0,02 – 0,05%, thực hiện 1 – 6 lẫn mỗi ngày. Với trường hợp bị viêm miệng – hầu, dùng 3 – 6 lần/ngày.
  • Trẻ em trẻ 12 tuổi: Súc miệng 1 – 3 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các lần súc miệng cách nhau tối thiểu 4 giờ.

Bệnh về da (trứng cá, trầy da, loét do giãn tĩnh mạch):

  • Rửa da bằng dung dịch 0.50 – 0.1%.

Điều trị bệnh phụ khoa do nhiễm khuẩn (viêm âm hộ, viêm âm đạo, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng…):

  • Dung dịch có nồng độ 0,05 – 0,1%.
  • Với thuốc kem, bôi thuốc lên da quanh đáy chậu và âm hộ.

Băng gạc tẩm thuốc:

  • Sau khi rửa vết thương, đặt băng gạc lên vùng da bị tổn thương, có thể thay băng gạc khi cần (tùy thuộc vào lượng dịch tiết rỉ ra).

Điều trị ngoại khoa:

  • Rửa, khử trùng vết thương: dung dịch có nồng độ 0,01 – 0,05%.
  • Vô khuẩn dụng cụ: dung dịch có nồng độ 0,1%.
  • Vô khuẩn tay: dung dịch có nồng độ 0,05 – 0,1%.

Bảo quản

  • Thuốc chlorhexidine nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và động vật nuôi trong nhà.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Chlorhexidine

Để dùng chlorhexidine an toàn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc cần lưu ý điều gì?

Thông báo với chuyên gia nếu bạn mắc phải các vấn đề sức khỏe sau:

  • Dị ứng với chlorhexidine.
  • Dị ứng với thực phẩm, thuốc điều trị, thuốc nhuộm…

Thận trọng chung khi dùng thuốc

  • Không để thuốc tiếp xúc với mắt, trừ khi đó là dung dịch được pha loãng, chuyên dùng để đặc trị bệnh ở mắt.
  • Không dùng Chlorhexidine vào màng não, mô nhạy cảm và tai giữa bởi thuốc có thể gây điếc.
  • Sau 5 ngày dùng thuốc mà bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển, cần đánh giá lại thuốc điều trị.

Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng đặc biệt

  • Trẻ em: Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng trẻ em dưới 2 tháng tuổi. Chlorhexidine có thể gây kích ứng hoặc bỏng hóa học ở trẻ.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Hiện tai, chưa có nghiên cứu xác định tác hại cũng như mức độ ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi. Do đó, để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

Tương tác thuốc

Dùng đồng thời Chlorhexidine với một số loại xà phòng thông thường hoặc các thuốc sát khuẩn khác có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến khả năng điều trị hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải một số tác dụng phụ.

Ở nồng độ 0.05%, muối Clorhexidin có thể tương kỵ với borat, carbonat, bicarbonat, citrat, nitrat, clorid, phosphat và sulfat, tạo thành các muối có độ tan thấp. Muối Clorhexidin cũng được cho là mất hoạt tính khi có các sợi trong dung dịch.

Tác dụng phụ

Chlorhexidine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Một số tác dụng phụ của thuốc gồm có:

  • Phản ứng kích ứng da. Trường hợp phản ứng nặng có thể gây đỏ toàn thân, hạ huyết áp.
  • Vàng răng, lưỡi.
  • Tê lưỡi, nóng rát ở lưỡi hoặc rối loạn vị giác tạm thời.
  • Bong niêm mạc miệng hoặc sưng tuyến (đối với dung dịch súc miệng).
  • Các biểu hiện toàn thân: chóng mặt, hoa mắt, nhịp tim bất thường, sưng hoặc nổi mẫn ngứa, phồng rộp, bong tróc da, viêm miệng, sốc phản vệ…

Không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc chlorhexidine. Tuy vậy, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc chlorhexidine, liên hệ với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn biện pháp khắc phục.

Trên đây là một số thông tin về thuốc chlorhexidine. Mọi thắc mắc về thuốc trên nên được liên hệ sớm với chuyên gia để được tư vấn và giải đáp.