Dùng thuốc Clonidine cho người tăng huyết áp cần những lưu ý gì?

0
3194
Thuốc Clonidine
Hình ảnh: Thuốc Clonidine

Clonidine là thuốc được chỉ định điều trị tăng huyết áp, dự phòng đau nửa đầu, tăng nhãn áp và tiêu chảy do bệnh tiểu đường.

Contents

Clonidine là thuốc gì?

Clonidine là thuốc chủ vận chọn lọc alpha 2 – adrenergic. Khác với hoạt hóa thụ thể alpha 1 – adrenergic gây tăng huyết áp rõ rệt, hoạt hóa chọn lọc thụ thể alpha 2 – adrenergic do clonidine gây tác dụng hạ huyết áp.

Clonidine được chỉ định điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra, thuốc cũng được dùng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), dự phòng đau nửa đầu, tăng nhãn áp và tiêu chảy do bệnh tiểu đường.

Thành phần chính của thuốc là Clonidin hydroclorid. Thuốc được bào chế theo dạng thuốc tiêm chứa Clonidin hydroclorid hàm lượng 100mg/ml (10ml), miếng dán chứa thuốc ngấm qua da hàm lượng 0,1mg/24 giờ (2,5 mg/3,5 cm2); 0,2 mg/24 giờ (5mg/7m2); 0,3mg/24 giờ (7,5mg/10,5cm2) và viên nén hàm lượng 0,1mg, 0,2mg và 0,3mg.

Tác dụng của thuốc Clonidine

– Clonidine được chỉ định điều trị tăng huyết áp mức độ nhẹ và vừa, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác.

Cloinidine được chỉ định điều trị tăng huyết áp.
Cloinidine được chỉ định điều trị tăng huyết áp.

Tác dụng hạ huyết áp bằng cách là do hoạt hóa thụ thể alpha 2 – adrenergic ở những trung tâm kiểm soát tim mạch của hệ thần kinh trung ương. Sự hoạt hóa này làm giảm luồng hoạt động của thần kinh giao cảm từ não, do đó giảm tiết noradrenalin ở các dây thần kinh giao cảm. Mặt khác, những thụ thể noradrenergic gắn với imidazoline có ở não và ở những mô ngoại biên cũng có thể làm trung gian cho tác dụng hạ huyết áp của clonidin.

– Clonidine còn là thuốc hàng thứ hai có tác dụng làm giảm triệu chứng cường giao cảm nặng khi cai nghiện heroin hoặc nicotin.

– Clonidine tiêm ngoài màng cứng, phối hợp với những chế phẩm có thuốc phiện để điều trị đau nặng ở phụ nữ mắc bệnh ung thư.

– Dùng để chẩn đoán tăng huyết áp do bệnh u tế bào ưa crôm.

– Những công dụng khác của thuốc Clonidine là dự phòng bệnh đau nửa đầu, tăng nhãn áp và tiêu chảy do bệnh tiểu đường.

Liều lượng và cách dùng

Liều dùng Clonidine tùy thuộc vào từng đối tượng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, các bác sĩ (dược sĩ) sẽ chỉ định liều dùng phù hợp, cụ thể:

Liều lượng và cách dùng thuốc Clonidine
Liều lượng và cách dùng thuốc Clonidine

* Liều dùng đối với người lớn:

– Điều trị tăng huyết áp:

  • Thuốc uống: liều khởi đầu 0,1mg/lần, mỗi ngày 2 lần. Liều duy trì từ 0,2 – 1,2mg, chia thành 2 – 4 lần/ngày. Liều tối đa không quá 2,4mg/ngày.
  • Miếng dán thuốc ngấm qua da: khởi đầu dùng miếng dán hàm lượng 0,1mg/ngày, cách 7 ngày dán 1 lần. Liều lượng có thể điều chỉnh sau 1 – 2 tuần điều trị.
  • Đối với người cao tuổi: liều khởi đầu uống 0,1mg dùng 1 lần/ngày và uống trước khi ngủ. Liều lượng có thể tăng nếu cần thiết.
  • Với người suy thận: Liều khởi đầu dùng 50% – 75% của liều dùng cho người  có độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút.

– Điều trị triệu chứng cai nghiện heroin hoặc nicotin: liều thông thường là 0,1mg/lần, dùng 2 lần mỗi ngày. Liều tối đa là 0,4mg/ngày và duy trì tròng 3 – 4 tuần.

– Giảm đau: tiêm truyền ngoài màng cứng

  • Liều khởi đầu thường dùng là 30 microgam/giờ, dò liều theo sự cần thiết để giảm đau hoặc xuất hiện ADR. Có thể điều chỉnh lên hoặc xuống tùy thuộc vào sự giảm các cơn đau và sự xuất hiện các tác dụng phụ. Liều tối đa là 40mg/giờ.

– Dự phòng đau nửa đầu: liều thường dùng là 0,1mg, dùng 2 lần/ngày hoặc dùng miếng dán 0,1mg dùng 1 lần/tuần.

* Liều dùng đối với trẻ em:

– Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý:

  • Trẻ em dưới 45kg: liều khởi đầu 0,05mg uống trước khi ngủ. Liều dùng được điều chỉnh tăng thêm 0,05mg sau 3 – 7 ngày điều trị lần lượt là uống 2 lần/ngày, 3 lần/ngày và 4 lần/ngày. Liều tối đa 0,2mg/ngày cho bệnh nhi cân nặng từ 27 – 40,5kg và 0,3mg/ngày đối với bệnh nhi cân nặng từ 40,5 – 45kg.
  • Trẻ em trên 45kg: liều khởi đầu là 0,1mg uống trước khi ngủ. Liều dùng được điều chỉnh tăng tuần tự thêm 0,1mg uống 2 lần/ngày, 3 lần/ngày và 4 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: liều khởi đầu dùng 0,1mg/ngày uống trước khi ngủ. Liều dùng có thể tăng thêm 0,1mg sau 7 ngày cho đến khi đạt được đáp ứng mong muốn. Liều tối đa là 0,4mg/ngày.

– Giảm đau: Tiêm truyền ngoài màng cứng, liều khởi đầu 0,5 microgam/kg/giờ, điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng. Ðộ an toàn và tính hiệu quả của thuốc chỉ được xác định ở trẻ lớn thực hiện được kỹ thuật tiêm truyền ngoài màng cứng.

Để tránh các tai biến không mong muốn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Với miếng dán qua da cần được dán vào vùng da khô, sạch sẽ, nhấn miếng dán cố định vào một chỗ trong vòng 10 giây. Đối với thuốc uống không được tự ý tăng, giảm liều hoặc bỏ liều vì có thể làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên dai dẳng, khó chữa.

Tác dụng phụ của thuốc Clonidine

Clonidine có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần kịp thời gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây:

– Tác dụng phụ chủ yếu của thuốc Clonidine thường là khô miệng và an thần, rối loạn chức năng sinh dục. Một số bệnh nhân còn có triệu chứng tim đập chậm bất thường.

– Các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, có dấu hiệu buồn ngủ, da nhợt nhạt hoặc nổi mẩn đỏ, rát hoặc phồng rộp ở khu vực dán miếng thấm qua da.

– Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn và nôn mửa.

– Hạ huyết áp tư thế đứng, tắc ruột liệt, gặp các vấn đề về mắt.

– Đi tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc đi tiểu khó khăn, ở nam giới còn có triệu chứng liệt dương.

– Ảnh hưởng tới hệ thần kinh với các biểu hiện như ảo giác, nhầm lẫn…

Thận trọng dùng thuốc Clonidine khi nào?

Không nên dùng Clonidine với người mắc hội chứng suy nút xoang.
Không nên dùng Clonidine với người mắc hội chứng suy nút xoang.

– Tránh dùng Clonidine đối với người dị ứng với clonidin hydroclorid hoặc bất cứ thành phần nào của chế phẩm thuốc.

– Không dùng thuốc đối với người mắc hội chứng suy nút xoang.

– Thận trọng khi dùng thuốc Clonidine đối với bệnh nhân mắc bệnh mạch não, suy động mạch vành, suy thận.

– Tuyệt đối không ngừng thuốc đột ngột vì huyết áp có thể tăng nhanh kèm theo các triệu chứng khác do tăng quá mức hệ giao cảm (tăng tần số tim, run, kích động, bồn chồn, mất ngủ, ra mồ hôi, đánh trống ngực). Có nguy cơ tăng huyết áp hồi ứng nghiêm trọng.

– Trường hợp bắt buộc phải ngừng thuốc, cần giảm liều trong 1 – 2 tuần hoặc có thể lâu hơn.

– Không dùng clonidin để giảm đau trong sản khoa, sau khi đẻ hoặc xung quanh thời gian phẫu thuật hay ở những người không ổn định vững chắc về huyết động do không chịu được huyết áp thấp và tim đập chậm.

– Nên dùng thuốc tiêm clonidin qua một dụng cụ tiêm truyền liên tục ngoài màng cứng.

– Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, hiện vẫn chưa có nghiên cứu xác định nguy cơ dị dạng khi dùng thuốc lúc mang thai. Tuy nhiên, cần thận trọng vì có nguy cơ tăng huyết áp hồi ứng nghiêm trọng khi ngừng thuốc đột ngột làm ảnh hưởng tới cả thai nhi và thai phụ…

– Thuốc Clonidine được bài tiết qua sữa mẹ, do đó cần thận trọng khi cho trẻ bú vì có nguy cơ dẫn đến hạ huyết áp.

– Không dùng đồng thời Clonidine với thuốc chống trầm cảm tricyclic đối kháng.

– Các thuốc chẹn beta có thể làm tăng khả năng chậm nhịp tim ở người đang dùng clonidin và có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp hồi ứng nặng khi ngừng thuốc, do đó phải ngừng thuốc chẹn beta trong ít ngày (7 – 10 ngày) trước khi bắt đầu điều trị với clonidin.

– Ngoài ra, khi tiêm ngoài màng cứng clonidin có thể kéo dài tác dụng phong bế cảm giác và vận động của những thuốc gây tê. Clonidin có thể làm tăng tác dụng của alcol và thuốc an thần.